Hiện nay việc thu mua lại các linh kiện máy tính cũ ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi tính kinh tế mà các sản phẩm này mang lại. Mặc dù là các linh kiện cũ nhưng rất nhiều linh kiện vẫn còn sử dụng được rất tốt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đó là làm sao để có thể chọn mua được một linh kiện máy tính cũ chất lượng. Đây là một vấn đề vô cùng nan giải, đặc biệt là đối với những người không am hiểu nhiều về linh kiện máy tính cũ. Bởi vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ cơ bản để chính các bạn có thể tự test linh kiện, tránh việc “tiền mất tật mang”.
=================< Danh Mục >==================
- 1. Nguyên tắc khi mua linh kiện máy tính cũ
- 1.1. Sau khi mua nên gắn ngay linh kiện và sử dụng thường xuyên
- 1.2. Hạn chế mua linh kiện máy tính của cá nhân bán với số lượng ít
- 1.3. Chắc chắn rằng bên bán sẽ bảo hành sản phẩm trong tối thiểu 1 tháng
- 1.4. Nên mua linh kiện của những hãng nổi tiếng
- 1.5. Quan sát bên ngoài và yêu cầu kiểm tra linh kiện
- 1.6. Tham khảo thông số kỹ thuật trước khi mua
- 1.7. Giữ lại phiếu hoặc biên nhận
- 2. Hướng dẫn cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ
- 2.1. CPU
- 2.2. RAM
- 2.3. Ổ CD/DVD
- 2.4. Bộ nguồn, thùng máy, chuột và bàn phím
1. Nguyên tắc khi mua linh kiện máy tính cũ
1.1. Sau khi mua nên gắn ngay linh kiện và sử dụng thường xuyên
Hãy gắn ngay linh kiện vào máy và sử dụng linh kiện thường xuyên sau khi mua, đây là một cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ giúp đảm bảo rằng linh kiện còn hoạt động tốt. Trung bình khi mua các linh kiện máy tính cũ các bạn chỉ được bảo hành trong thời gian rất ngắn, khoảng một đến hai tháng. Do đó, hãy cố gắng dùng linh kiện thật nhiều để chắc chắn linh kiện không xảy ra lỗi gì dù là nhỏ nhất.
1.2. Hạn chế mua linh kiện máy tính của cá nhân bán với số lượng ít
Thay vì mua linh kiện của các cá nhân bán lẻ một vài món với số lượng ít thì các bạn nên tìm đến những cửa hàng hoặc địa chỉ chuyên kinh doanh linh kiện máy tính cũ. Nguyên nhân là bởi một là số lượng sản phẩm lớn, các bạn có thể thoải mái lựa chọn và hai là khi linh kiện xảy ra hỏng hóc việc đổi trả sẽ dễ dàng hơn, đồng thời cũng có ngay linh kiện tương ứng cho bạn đổi.
1.3. Chắc chắn rằng bên bán sẽ bảo hành sản phẩm trong tối thiểu 1 tháng
Khi mua linh kiện máy tính các bạn nên hạn chế mua tại những cơ sở chỉ bao test trong vòng 3 – 7 ngày. Thông thường các linh kiện điện tử cũ thường dễ xảy ra lỗi. Trong 7 ngày đầu linh kiện vẫn còn hoạt động tốt nhưng tới ngày thứ 8 có thể sẽ phát sinh lỗi như vậy bạn sẽ không đem đi đổi trả được, vậy là thành ra “tiền mất tật mang”.
1.4. Nên mua linh kiện của những hãng nổi tiếng
Dù có mua linh kiện máy tính cũ nhưng vẫn nên mua hàng cũ chính hãng vẫn hơn. Dù sao thì các sản phẩm đến từ những hãng công nghệ nổi tiếng vẫn có độ bền cao hơn so với sản phẩm tương ứng không có nguồn gốc rõ ràng. Các bạn hãy cố gắng lựa chọn những linh kiện máy tính của những hãng sản xuất lớn, có tên tuổi, đừng vì ham rẻ mà mua hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ.
1.5. Quan sát bên ngoài và yêu cầu kiểm tra linh kiện
Một cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ đó là hãy quan sát thật kỹ bên ngoài linh kiện. Nếu linh kiện có dấu hiệu đã qua sửa chữa thì tốt nhất các bạn không nên mua bởi linh kiện đã hư hỏng một lần thì rất dễ bị hư hỏng tiếp. Cho nên dù có được bảo hành cũng nên tránh các linh kiện này ra. Bên cạnh đó các bạn cũng nên yêu cầu cửa hàng cho test linh kiện trước khi trả tiền để tránh xảy ra tranh chấp nếu mua sản phẩm về mà lại không dùng được.
1.6. Tham khảo thông số kỹ thuật trước khi mua
Các bạn nên tham khảo kỹ thông số linh kiện trước khi mua để đảm bảo chúng tương thích với các linh kiện còn lại của máy tính. Điều này có thể tránh được các trường hợp như cháy nổ, chập mạch linh kiện.
1.7. Giữ lại phiếu hoặc biên nhận
Ngày nay, có rất nhiều website, fanpage bán linh kiện online qua mạng. Điều này giúp khách hàng dễ tìm mua sản phẩm hơn nhưng đồng thời cũng khó mà kiểm soát được chất lượng hay nguồn gốc linh kiện. Không phải đơn vị bán hàng online nào cũng đều làm ăn uy tín. Do đó, tốt nhất các bạn nên mua linh kiện tại những địa điểm cố định và hãy xin số điện thoại, giữ lại biên lai, biên nhận đề phòng linh kiện bị hư hỏng có thể yêu cầu đổi trả.
2. Hướng dẫn cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ
Với mỗi loại linh kiện sẽ có một cách kiểm tra khác nhau. Ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ để tránh mua phải hàng kém chất lượng:
2.1. CPU
Nên kiểm tra xem mặt tiếp xúc với socket có xảy ra tình trạng trầy xước không. Nếu trên mặt không trầy xước, đủ thông tin thì có thể mua được.
2.2. RAM
Không nên mua các loại RAM không nhãn hiệu. Không có xuất xứ rõ ràng, thay vào đó nên chọn RAM của hãng Kingmax, Kingston hay Transcend. Cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ này là sau khi mua về thì đem gắn vào máy và sử dụng ngay, đồng thời nên dùng các phần mềm để test RAM.
2.3. Ổ CD/DVD
Nếu trên khay đẩy đĩa vẫn không bị kẹt, hoạt động tốt, có thể chạy hết 1 đĩa phim mà không có vấn đề gì là được. Còn với ổ ghi thì hãy thử ghi đĩa xem sao.
2.4. Bộ nguồn, thùng máy, chuột và bàn phím
Cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ này đó chính là:
– Chuột: Thử di chuyển, bấm chuột trái, chuột phải, nếu không khựng, đơ là được
– Bàn phím: Gõ thử tất cả các phím nếu không bị kẹt, cứng tay, không liệt phím nào là được
– Nguồn: Nếu hệ thống dây không bị đứt, đầu tiếp xúc không rỉ sét thì có thể mua
– Thùng máy: Không trầy xước, âm thanh mặt trước tốt, nút power, rết không kẹt, cổng USB sử dụng được là OK
Trên đây một số cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ cũng như nguyên tắc chọn mua linh kiện máy tính cũ. Đây là 1 yếu tố nhỏ trong kinh nghiệm kinh doanh linh kiện máy tính mà chúng tôi muốn truyền đạt lại cho các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn mua được linh kiện ưng ý.